Bóng đá Việt Nam: Khám phá hệ thống bóng đá nam nước nhà

bóng đá việt nam kubet

Bóng đá Việt Nam có sức hấp dẫn rất riêng và cũng sở hữu một cộng đồng người hâm mộ đặc biệt trung thành. Tuy nhiên, chưa phải ai cũng hiểu rõ về hệ thống bóng đá nam của nước ta. Kubet sẽ mang tới cho các bạn những thông tin cần thiết.

Các cấp độ trong hệ thống bóng đá Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, hệ thống bóng đá nam ở Việt Nam cũng phân thành những cấp độ cao thấp. Giữa các hạng đấu tồn tại việc lên xuống hạng để thúc đẩy tinh thần cống hiến. Hiện tại, bóng đá nam ở nước ta chia thành 4 cấp độ.

Giải V-League 1

Hạng đấu cao nhất trong bóng đá Việt Nam là V-League 1 và tùy từng mùa sẽ gắn thêm tên của nhà tài trợ vào. Tên tiếng Việt của hạng đấu này là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia. Đơn vị điều hành giải là Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Hiện nay, số đội tham dự đang là 14, thi đấu theo thể thức vòng tròn hai lượt.

V-League 1 ra đời vào năm 1980 dưới tư cách là giải bán chuyên, mang tên Giải bóng đá A1 toàn quốc. Tới năm 2000, đấu trường chính thức bước lên cơ chế chuyên nghiệp và cho phép các câu lạc bộ sử dụng cầu thủ ngoại. Hai đội bóng giàu thành tích nhất đều là đại diện của thủ đô: Hà Nội FC và Thể Công – Viettel. Mỗi đội đã có 6 lần lên ngôi vô địch.

V-League 1 là giải cấp độ cao nhất của bóng đá Việt Nam
V-League 1 là giải cấp độ cao nhất của bóng đá Việt Nam

Do thứ hạng của Việt Nam trong khu vực nên đội vô địch V-League 1 sẽ không được tham dự AFC Champions League Elite (Cúp C1 Châu Á). Chúng ta sẽ chỉ có một suất thi đấu ở AFC Champions League Two (Cúp C2 Châu Á). Đội cuối bảng sẽ rớt xuống V-League 2. Trong khi đó CLB áp chót đá play-off với đội xếp thứ 2 hạng dưới để hy vọng trụ lại giải đấu.

Giải bóng đá Việt Nam cấp độ 2

V-League 2 là giải đấu cao thứ nhì trong hệ thống bóng đá tại Việt Nam. Tên đầy đủ là Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia Việt Nam, nhưng chúng ta thường quen gọi là hạng Nhất. V-League 2 cũng nằm dưới quyền điều hành của VPF.

Có lẽ ít người biết đây từng là giải cấp bậc cao nhất của bóng đá Việt Nam. V-League 2 được thành lập vào năm 1990 và duy trì tư cách giải đấu cấp cao nhất cho đến hết mùa giải 1999-2000. Từ sau đó, đấu trường này được tách thành hai giải đấu riêng biệt. Do đó V-League 1 mới được công nhận là cấp bậc lớn nhất.

Hiện nay, giải hạng nhất có 12 đội bóng tham dự. Sau nhiều lần thay đổi thể thức, hiện nay các câu lạc bộ cũng thi đấu vòng tròn hai lượt. Đội vô địch sẽ được lên thẳng hạng trên, còn CLB thứ hai phải đá play-off với đội hạng 13 tại V-League 1. Cái tên nào chót bảng sẽ phải đá play-off với một đội ở giải hạng Nhì.

Giải hạng Nhì

Tên đầy đủ là Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia Việt Nam, ra đời năm 1999. Tuy nhiên, đây không được gọi là V-League 3 vì chỉ mang tư cách một sân chơi bán chuyên. Đơn vị quản lý giải là Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Hiện nay, số đội tham dự đang là 14.

Giải hạng nhì chỉ là giải bóng đá Việt Nam bán chuyên
Giải hạng nhì chỉ là giải bóng đá Việt Nam bán chuyên

Thể thức của giải hạng Nhì cũng khác với V-League 1 và V-League 2. Sẽ có hai bảng thi đấu vòng loại, mỗi nhóm 7 đội (chia theo khu vực địa lý). Họ thi đấu vòng tròn hai lượt để chọn ra 2 đội dẫn đầu đá bán kết.

Hai đội giành chiến thắng sẽ được lên chơi ở V-League 2. Hai câu lạc bộ thua phải đá với nhau để chọn lấy một đội. Cái tên này sẽ đá play-off với đội đứng cuối bảng V-League 2. Ngoài ra CLB xếp cuối của mỗi bảng sẽ phải xuống Giải hạng Ba.

Giải hạng Ba

Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia Việt Nam là sân chơi non trẻ nhất trong hệ thống bóng đá Việt Nam. Giải ra đời năm 2005, nằm dưới quyền quản lý của VFF. Hiện nay đang có 14 đội tranh tài tại đây. Hai đội đứng đầu sẽ lên thi đấu tại Giải hạng Nhì.

Những giải đấu khác trong hệ thống bóng đá Việt Nam

Tương tự những giải bóng đá chuyên nghiệp khác, hệ thống của Việt Nam cũng có những đấu trường cúp. Đây là cơ hội để các đội hạng dưới được cọ xát với đối thủ mạnh hơn mình.

Cúp Quốc gia

Giải bóng đá Cúp Quốc gia ra đời năm 1992 và được tổ chức hàng năm cho các đội chuyên nghiệp. Đối tượng tham dự là các câu lạc bộ đang thi đấu tại V-League 1 và V-League 2.

Ban Tổ chức bốc thăm chia cặp để các đội thi đấu theo thể thức loại trực tiếp. Đội vô địch Cúp Quốc gia sẽ có vé tham dự AFC Champions League Two (Cúp C2 Châu Á). Bên cạnh đó họ có quyền đá trận tranh Siêu cúp Quốc gia với đội vô địch V-League 1.

Cúp Quốc gia sẽ chỉ dành cho các đội thuộc V-League 1 và V-League 2
Cúp Quốc gia sẽ chỉ dành cho các đội thuộc V-League 1 và V-League 2

Siêu cúp Quốc gia

Trận đấu này có tên đầy đủ là Siêu cúp bóng đá Việt Nam hoặc Siêu cúp Bóng đá Quốc gia. Đây là cuộc tranh tài giữa đội vô địch V-League 1 và nhà vua Cúp Quốc gia. Nếu như có một đội vô địch cả hai giải trên thì đối thủ của họ trong trận Siêu cúp sẽ là á quân V-League 1.

Kubet vừa giới thiệu đến các bạn các giải đấu thuộc hệ thống bóng đá Việt Nam. Những người thường xuyên theo dõi nền túc cầu nước nhà có lẽ không mấy lạ lẫm với điều này. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị về môn thể thao vua. Đăng ký ngay kubet!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *